Một số chấn thương nhẹ, ảnh hưởng khi đi xe đạp và cách xử lý

15:45:33 12/10/2017 Lượt xem 6430 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Khi đi xe đạp, nếu bạn di chuyển không an toàn hoặc không đúng cách rất có thể sẽ xảy ra những nguy hiểm như trượt ngã, va quẹt và gây nên những chấn thương nhẹ.

Ngoài ra nếu bạn đi dưới thời tiết nắng nóng, gay gắt nhất là vào buổi trưa mà không có công cụ bảo hộ, bạn cũng sẽ gặp những tình huống nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như choáng, chóng mặt, ngất xỉu và bị bỏng rát.

Những ảnh hưởng có thể xảy ra khi đi xe đạp

Thông thường những ảnh hưởng này xảy ra rất hiếm đối với những người chuyên luyện tập xe đạp và có sự chuẩn bị an toàn, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp xảy ra những sự cố không mong muốn.

1.   Bong gân

-          Tình trạng:

Tình trạng này diễn ra khi bạn luyện tập quá sức, chở quá nặng cũng như luyện tập xe đạp không đúng tư thế, lúc này các cơ và dây chằng dãn ra gây lõng lẽo ở vùng xương khớp.

 Một số chấn thương nhẹ, ảnh hưởng khi đi xe đạp và cách xử lý - Ảnh 1

Nặng hơn là các cơ và dây chằng này bị tổn thương một cách rõ rệt, gây đau đớn cũng như sưng phồng lên.

-          Cách khắc phục:

Hãy dừng ngay việc luyện tập và nên ngồi xuống ngay lập tức, thả cơ bị bong gân sao cho chúng ở trang thái nghỉ ngơi.

Nếu nhẹ bạn có thể nhờ người khác hỗ trợ chườm nước đá lạnh lên vùng da bị bong gân nhằm giảm đau và chống sưng, sau đó hàng ngày bạn nên ngâm vùng bị chấn thương dưới nước ấm để các mạch máu được hoạt động một cách dễ dàng hơn và để vết thương nhanh hồi phục.

Trong trường hợp nặng hơn, nếu vết thương bị chảy máu bạn nên tìm cách cầm máu, sau đó dùng nẹo cố định lại vết thương đồng thời đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

2.   Trầy xước ngoài da

-          Tình trạng:

Đây là chấn thương nhẹ và có thể gây đau đớn nhất thời, tuy nhiên ảnh hưởng từ chúng không quá nghiêm trọng, chúng xảy ra ở hầu hết những người khi mới luyện tập xe đạp lần đầu, do chưa đủ kỹ năng để điều khiển nên có thể bị té ngã.

Ngoài ra khi bạn di chuyển trên những con đường kém an toàn, có nhiều khúc cua ngoặc rất gấp, nhiều ổ gà, đường gập ghềnh, nhiều sỏi đá, cát… thì có nguy cơ bị ngã và trầy xước ngoài da.

Một số chấn thương nhẹ, ảnh hưởng khi đi xe đạp và cách xử lý - Ảnh 2

>> Xem thêm  8 điều bạn cần lưu ý khi chọn và sử dụng xe đạp địa hình

Cần thật sự cẩn trọng khi di chuyển ngoài trời mưa, bởi lúc này đường khá trơn trượt và có thể khiến bánh xe giảm ma sát với mặt đường, nếu di chuyển quá nhanh hoặc thắng quá gấp bạn sẽ bị ngã và gây trầy xước, chảy máu.

-          Cách khắc phục:

Khi đi xe đạp, rất có thể bạn sẽ bị những vết thương ngoài da do đó bạn nên mang theo một số dụng cụ y tế cần thiết như băng gạc, dung dịch rửa và vệ sinh vết thương…

Nếu các vết thương là vết thương hở bạn nên nhanh chóng vệ sinh vết thương bằng dung dịch muối pha loãng hay các dung dịch khác tương tự, nếu không có bạn có thể sử dụng nước sạch để tẩy những bụi bẩn, cát bám trên da

Sau đó bạn nên bôi một lớp thuốc kháng sinh lên trên bề mặt vết thương, tốt nhất nên dùng Fucidine, Tetra…sau đó dùng băng gạc để dán vết thương lại, tránh bị nhiễm trùng.

Hàng ngày nên vệ sinh vết thương và thay băng gạc mới, tránh để vết thương bị nhiễm khuẩn gây tạo mủ và khó lành.

Nếu là vết thương bị bầm tím, gây sưng và đau nhức, bạn nên kiêm tra chúng có bị ảnh hưởng đến phần xương khớp hay không, nếu chỉ bị thương ở phần mềm bạn có thể sử dụng dầu nóng hoặc những loại thuốc bôi ngoài da nhằm giảm bầm nhanh chóng, ngoài ra bạn có thể uống các loại thuốc kháng viêm và giảm đau.

3.   Đau lưng, đau đầu gối

-          Tình trạng:

Khi xảy ra đau lưng đau đầu gối thì bạn nên thận trọng với việc đi xe đạp của mình, rất có thể bị bạn các bệnh về xương khớp và nên có chế độ luyện tập hợp lý.

Một số chấn thương nhẹ, ảnh hưởng khi đi xe đạp và cách xử lý - Ảnh 3

Nếu không bạn nên kiểm tra lại tư thế đi xe đạp của mình đã đúng chưa, nhiều nguyên nhân gây đua lưng, đua đầu gối đến từ việc yên xe đạp không đúng so với chiều cao của bạn cũng như cường độ và phương pháp luyện tập sai cách.

-          Cách khắc phục:

Nên kiểm tra lại xe đạp của bạn xem chúng đã có phù hợp với chiều cao cơ thể hay không, nếu không hãy khắc phục chúng đồng thời luyện tập cách đạp xe đạp đúng cách.

Một số chấn thương nhẹ, ảnh hưởng khi đi xe đạp và cách xử lý - Ảnh 4

>> Đọc thêm Đạp xe đúng cách

Không nên luyện tập với cường độ cao khi chưa quen và nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi, đừng để cơ thể rơi vào trạng thái quá sức.

4.   Bỏng  do ánh nắng gay gắt

-          Tình trạng:

Da chúng ta rất nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy nếu bạn di chuyển dưới trời nắng nóng, nhất là vào buổi trưa và không có các thiết bị che chắn an toàn thì bạn sẽ bị cháy nắng, bỏng rát rất khó chịu.

Một số chấn thương nhẹ, ảnh hưởng khi đi xe đạp và cách xử lý - Ảnh 5

Ban đầu thường là vùng da như tay, mặt, cổ, chân… (vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng) sẽ bị đỏ ửng lên khác so với những vùng da bình thường, nếu nặng hơn chúng có thể vị viêm và lột da sau đó.

-          Cách khắc phục:

Bạn nên ngay lập tức dùng lại và tránh vào chỗ có bóng râm.

Sau đó dùng đá chườm nhẹ lên các nơi bị bỏng rát.

Nếu có thể hãy tắm bằng nước lạnh và nên ngâm mình trong một thời gian lâu để làn da của bạn có thể giảm đỏ rát.

Nếu cảm thấy ngứa hay khó chịu, bạn không nên chà sát mạnh hay gãi chúng, chúng sẽ gây viêm da nặng nề hơn mà thôi.

Sau đó bạn có thể sử dụng kem thoa để giảm tình trạng trên, đó là những loại kem có thành phần hycrocortisone hoặc bạn có thể sử dụng lá cây lô hội, sữa chua, trà túi lọc, mật ong… để giảm tình trạng sưng tấy và bỏng rát.

Một số chấn thương nhẹ, ảnh hưởng khi đi xe đạp và cách xử lý - Ảnh 6

>> Tham khảo thêm  Hướng dẫn cơ bản sử dụng xe đạp thể thao

Ngoài ra bạn nên lưu ý sử dụng các thiết bị bảo hộ như áo dài tay khi luyện tập dưới môi trường có ánh nắng.

Không nên di chuyển vào trời trưa khi nhiệt độ lên cao đỉnh điểm, nếu có hãy dùng kem chống nắng để giảm tình trạng cháy nắng và bỏng rát.

5.   Chóng mặt, choáng

-          Tình trạng:

Đi xe đạp là một biện pháp luyện tập cơ thể, chính điều đó bạn không nên luyện tập quá sức để dẫn đến tình trạng chóng mặt và choáng.

Nhiều bạn không có thời gian nên ăn khá vội hoặc không ăn trước khi luyện tập, lúc này cơ thể cũng không có năng lượng đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể, cũng có nhiều nguyên nhân khác như luyện tập với thời lượng quá nhiều, cường độ cao, nhịn khát khi đang tập luyện, luyện tập dưới trời trưa nắng gắt hoặc khi đang bệnh, sức khỏe không đảm bảo dẫn đến tình trạng chóng mặt và gây choáng, có thể dẫn đến ngất xỉu.

-          Cách khắc phục:

Nên có chế độ ăn uống khoa học khi luyện tập xe đạp thể thao.

Chỉ nên tăng cường độ luyện tập khi bạn đã luyện tập vượt qua nhưỡng nhất định.

Không nên chạy xe dưới trời nắng gắt, dừng lại nghỉ ngơi nếu thấy mệt mỏi và kết hợp với việc ăn uống nhẹ để lấy sức luyện tập tiếp.

Khi cơ thể chưa sẵn sàng bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không nên chạy xe đạp với cường độ cao.

0936.522.611
messenger icon zalo icon