Dưới đây là 5 bước kiểm tra bảo dưỡng bánh xe giúp xe đạp thể thao luôn vận hành tốt và di chuyển nhanh.
1. Kiểm tra má phanh
Dựng xe sao cho 2 bánh xe không tiếp xúc với mặt đất, sau đó quay lần lượt từng bánh, quan sát khoảng cách giữa các má phanh & vành xe. Nếu như khoảng cách này hẹp hơn hay lớn hơn 2 mm thì tức là hệ thống phanh của bạn có thể đang trục trặc. Cần mang tới quán sữa chữa để thợ sửa xe chỉnh lại. Hoặc có thể vành xe sẽ không nằm dưới kiểm soát của bạn, hoặc cũng có thể phanh chà sát vào vành xe gây ra lực cản trong quá trình đi xe.
2. Kiểm tra nan bánh xe
Dùng tay đê bóp hai nan gần nhau cảm nhận độ căng của nan
1 trong những nguyên nhân khiến bánh xe hoạt động không chính xác theo điều khiển của bạn đó là do nan lỏng lẻo. Để kiểm tra được sự chắc chắn của nan bánh xe, bạn nên dùng ngón tay trỏ & ngón tay giữu bóp hai nan gần nhau, kiểm tra thường xuyên để cảm thấy được sự thay đổi. Khi nan bị lỏng, bạn dùng cờ lê chấu, vặn núm nối giữa nan & vành xe theo chiều kim đồng hồ khoảng 1/4 vòng. Nếu như nan vẫn bị lỏng, bạn nên thay nan xe mới.
3. Kiểm tra vành xe
Vành xe đạt tiêu chuẩn có thể đi khoảng 20,000 km và chịu đựng được những điều kiện thời tiết cũng như địa hình khác nhau, với
xe đạp thể thao nhập khẩu cao cấp thường xuyên đi trong điều kiện đường đầy sỏi đá thì đi được khoảng 2 tháng. Nếu như lốp xe mỏng, hoặc không được bơm căng hơi, vành xe dễ bị cong & có thể gãy nếu lực quá nặng. Nếu như phát hiện vành xe bị biến dạng, cong, méo thì bạn phải ngay lâp tức thay vành. Nếu như các phần khác của bánh xe còn nguyên vẹn mà chỉ có vành bị biến dạng thì chỉ cần thay vành xe còn những bộ phận khác giữ nguyên.
4. Kiểm tra vòng bi
Dùng tay để đẩy bánh xe từ bên này sang bên kia (theo chiều ngang), nếu như cảm thấy bánh xe hơi lệch (trong khi nan hoa & trục vẫn bình thường), hay khi khi quay bánh xe, thấy bánh xe quay không trơn chu, nguyên nhân là do là do vòn bi của xe quá chặt. Ngay lập tức điều chỉnh lại vòng bi bằng cách sắp xếp lại bi trên trục, nếu như quá chặt thì lấy bớt bi ra, còn nếu như lỏng thì cho thêm bi vào, cho đến khi nào bánh xe trơn chu là được. Nếu thay số viên bi rồi mà tình trạng này vẫn lặp lại thì bạn cần thay ổ bi ngay, vì có thể ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của xe.
5. Kiểm tra độ căng của bánh xe
Vì áp lực tối đa với các lốp
xe đạp thể thao có thể cao hơn mức chịu đựng áp lực của vành xe, bạn nên cần kiểm tra độ căng của bánh xe trước khi bơm. Điều đó cũng sẽ làm bánh xe của bạn bền hơn khá nhiều
Kiểm tra bảo dưỡng bánh xe thường xuyên cũng sẽ giúp bánh xe vận hành tốt hơn, giúp di chuyển nhanh và tránh hỏng hóc giữa đường.